TAB ẨN DANH VÀ APP TÌM KIẾM NHẠC SHAZAM “MẮC BỆNH” LÃNG QUÊN ALZHEIMER
Tab ẩn danh đột nhiên biến thành tab lãng quên, app tìm kiếm nhạc không nhớ nổi tên bài hát?!? Đó đích thị là 2 ý tưởng tuyệt vời mà Cốc Cốc (Việt Nam) và app nhạc Shazam (Anh) vừa thực thi để réo lên hồi chuông cảnh báo về căn bệnh Alzheimer. Cùng đối tượng là cộng đồng mạng, cùng mục tiêu là nâng cao nhận thức, hai chiến dịch trên đã thực thi ra sao?
KHI TAB ẨN DANH CŨNG “MẮC BỆNH” LÃNG QUÊN
Chiến dịch “Tab lãng quên” là một sáng kiến của Isobar Việt Nam kết hợp với trình duyệt Cốc Cốc với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh Alzheimer. Người dùng có thể tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này và cách chăm sóc người bệnh chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản.
Chính số lượng người dùng tab ẩn danh để không lưu lại bất kỳ thông tin nào sau khi sử dụng ngày càng gia tăng đã thôi thúc Isobar nảy ra sáng kiến độc đáo này. Mục đích những người sử dụng tab ẩn danh là để xóa đi những gì họ trải nghiệm trên trình duyệt web - “quên” là sự lựa chọn của họ. Thế nhưng, đối với các bệnh nhân Alzheimer - quên” lại là một nỗi đau, họ không có cách nào ghi lại những ký ức đẹp họ đã từng có trong cuộc đời.
Khi việc nâng cao nhận thức cộng đồng qua các print-ads, viral video,... đã trở nên quá phổ biến thì nước đi thông minh này của Isobar đã hoàn toàn tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Điểm đắt giá của chiến dịch nằm ở việc đã “chỉ điểm” đúng một platform phù hợp hoàn hảo cho căn bệnh này, một platform mà tự nó đã nói lên tính chất “lãng quên” đồng thời cũng là một ao cá béo bở nhưng chưa ai từng khai phá - Tab ẩn danh. Tuần đầu tiên, chiến dịch đã thu hút gần 730,000 lượt theo dõi và gần 9000 lượt click tìm hiểu về thông tin căn bệnh Alzheimer.
KHI CHÍNH SHAZAM CŨNG KHÔNG NHỚ NỔI TÊN BÀI HÁT
Nếu Isobar Việt Nam truyền tải thông điệp về căn bệnh Alzheimer qua tab ẩn danh đầy độc đáo thì Shazam - ứng dụng giúp nhận dạng bài hát lại có một hướng đi hoàn toàn mới mẻ. Hiểu được tâm lý người sử dụng app Shazam: Tìm kiếm những bài hát họ vô tình “quên”, chiến dịch “The Day Shazam Forgot” được ra đời.
Phải làm sao khi bạn muốn tìm kiếm một bài hát bạn quên tên trên Shazam nhưng chính ứng dụng này cũng không thể “nhớ” bài hát đó là gì? Tận dụng hiệu quả platform của một app tìm kiếm nhạc, hiệu quả truyền thông về căn bệnh Alzheimer được đẩy lên mạnh mẽ. Khi Shazam “đột nhiên nhớ ra” tên bài hát, người dùng sẽ được chỉ dẫn tới link thông tin về căn bệnh Alzheimer và được mời tham gia quyên góp cho việc nghiên cứu phương pháp chữa trị cho căn bệnh “quên”.
Phương thức truyền tải ấn tượng này ngay lập tức nhận được sự chú ý của hơn 2 triệu người dùng cũng như hơn 5000 lượt ghé thăm trang web quyên góp cho các hoạt động nghiên cứu về Alzheimer ở Anh.
Khi việc nâng cao nhận thức về các căn bệnh hiểm nghèo theo các phương thức truyền thống đang dần trở nên bão hòa thì các chiến dịch như “Tab ẩn danh” hay “The day Shazam forgot” đã mang một luồng gió mới cũng như tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với cộng đồng. Hai chiến dịch này chắc hẳn sẽ là những case study đáng để các Marketers học hỏi khi muốn lan tỏa những thông điệp truyền cảm hứng qua các digital platform.
Tội gì mà tiếc vài giây click vào đây nhỉ:https://www.facebook.com/creatioftu2/photos/a.878494988827565.1073741827.874782412532156/1596741933669530/?type=3&theater
Nhận xét
Đăng nhận xét